Ứng dụng của phản quang với thiết bị giao thông bãi đỗ xe

Phản quang là gì? – Phản quang là có khả năng phản xạ ánh sáng tốt, khi có sự chiếu sáng của tia sáng hay ánh đèn, vật được phủ  “phản quang” sẽ phát huy tác dụng của phản quang giúp cho người từ xa dễ dàng quan sát hơn. Phản quang được sử dụng phổ biến cho biển báo giao thông, vạch kẻ đường, phân làn giao thông, hệ thống cọc tiêu, thanh ốp tường cao su tại tầng hầm, bãi đỗ xe …

Thành phần cấu tạo của phản quang 

Phản quang được đưa vào ứng dụng ngành giao thông vận tải rất phổ biến. Vậy nhưng, hiểu rõ về các thành phần được nghiên cứu có trong phản quang không phải ai cũng biết.

Phản quang hầu hết được biết tới nổi bật nhất là sơn phản quang , được cấu tạo từ các thành phần sau:

Chất tạo màng

– Nhựa Polyol của hãng Cytec, Mỹ có các thông số kỹ thuật sau: hàm lượng chất không bay hơi, 65%; hàm lượng nhóm OH, 4,5%; chỉ số nhóm OH 150; đương lượng nhóm OH 378.

– Polyizoxianat của hãng HanSon group, Mỹ có các thông số kỹ thuật sau: hàm lượng nhóm NCO, 22%; hàm lượng phần rắn, 100%; đương lượng nhóm NCO, 192 g/đương lượng.

Bột màu và bột độn

– Bột màu titan oxit, bột độn bari sunfat và canxi cacbonat

Phụ gia

– Phụ gia phân tán BM-1: là hợp chất copolyme có khối lượng phân tử lớn của hãng BYK, Đức với các thông sỗ kỹ thuật sau: Khối lượng riêng: 1,03 g/cm3; Hàm lượng rắn: 43 %; Chỉ số amin: 13 mg KOH/g.

– Phụ gia phân tán BM-2 : là hợp chất polyme không bị ion hóa của hãng Cytec, Mỹ, với các thông số kỹ thuật sau: Ngoại quan: lỏng, màu nâu nhạt; Hàm lượng rắn: 50 %; Độ nhớt: 2000 mPa.s; Khối lượng riêng: 1,05 g/ml.

Phụ gia chống tia tử ngoại

– Đề tài sử dụng chất ổn định ánh sáng amin UV-1 của hãng Ciba, Thụy Sĩ có các thông số kỹ thuật sau: Hàm lượng chất hoạt động: 100%; Hàm lượng sử dụng: 0.5 – 2.0%.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *